23/3/16

Bệnh đục thủy tinh thể là gì

Bệnh đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.
Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bệnh không lây từ mắt này qua mắt kia.
Người ta vẫn đang nghiên cứu thêm về đục thủy tinh thể nhưng nguyên nhân đục vẫn chưa rõ. Các nhà khoa học cho rằng các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể có thể là hút thuốc, tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường), môi trường sống quá nhiều nắng.

Tình hình đục thủy tinh thể tại Việt Nam:

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây mù chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn đến mù hoàn toàn làm tăng gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 có khoảng 251.700 người mù do đục thủy tinh thể TTT. 373.000 mù 2 mắt do đục thuỷ tinh thể có thị lực dưới 1/10. Hiện có hơn 700.000 mắt cần phẫu thuật. Số người mắc bệnh mới hàng năm khoảng 85.000 ca 2 mắt (1% dân số) và 85.000 ca 1 mắt. Năm 2009 cả nước đã phẫu thuật 132.419 ca đục thủy tinh thể lĩnh vực y tế công, trong đó phẫu thuật phaco 39.537 ca (29.9%).

Triệu chứng bệnh như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp nhất là:
  • Nhìn mờ
  • Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.
  • Màu có vẻ nhạt hơn.
  • Ban đêm thị giác kém hơn.
  • Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.
  • Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.
Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn.
Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/ đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.

Đục thủy tinh thể có các loại nào?

  • Đục thủy tinh thể do lão hóa: phần lớn các đục thủy tinh thể do tuổi già.
  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh
  • Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người có một số bệnh, ví dụ tiểu đường. Đục thủy tinh thể có thể do dùng thuốc steroid kéo dài.
  • Đục thủy tinh thể chấn thương.

Làm thế nào để phát hiện đục thủy tinh thể?

Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:
  • Đo thị lực bằng bảng thị lực.
  • Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.
  • Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).
  • Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.

Nguyên nhân và cách điệu trị nhức mỏi mắt

Hội chứng nhức mỏi mắt (DES) là khi mắt nhìn không rõ (lờ mờ), nhức và đỏ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi mắt

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, nhiều khi chúng ta lâm vào tình trạng một hoặc cả hai mắt trở nên nhức mỏi, thậm chí xuất hiện cảm giác nhìn mọi vật không rõ.
  • Điều này đặc biệt hay xảy ra ở những người phải sử dụng thị giác nhiều trong công việc hàng ngày như:
  • Những người vốn dĩ có bệnh lý ở mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể. Bệnh cũng thường xảy ra ở người cao tuổi do hiện tượng lão suy.
  • Cuộc sống càng được hiện đại hóa, càng có nhiều người lớn và trẻ em mắc triệu chứng này. Càng nhìn gần và nhìn nhiều màn hình máy tính, vô tuyến… chúng ta càng có nguy cơ cao bị mỏi mắt.
Sinh viên và nhân viên văn phòng là những người dể bị chứng nhức mỏi mắt nhất
  • Nhân viên, học sinh tiếp xúc nhiều với máy tính, vô tuyến, kỹ thuật viên trong các phòng thí nghiệm, công nhân đứng máy, thư ký, nhà văn…
  • Những bệnh nhân bị nhức mỏi mắt thường có biểu hiện: Nhức mỏi mắt, chảy nước mắt hoặc nóng mắt, rát mắt. Cảm giác này thường tăng lên khi làm việc với máy tính hoặc xem vô tuyến, báo chí,… dưới ánh đèn. Những người bị mỏi mắt thường cảm thấy bệnh của mình nặng hơn vào mỗi tối, sau khi kết thúc một ngày làm việc.

Những yếu tố gây ra chứng mỏi mắt

Để có thể nhìn được rõ, mắt chúng ta phải tự điều chỉnh, cơ chế này giống như chức năng điều chỉnh trong máy ảnh. Các cơ mắt phải co bóp để làm thủy tinh thể lồi lên, do đó dẫn đến một số những cử động không nhìn thấy được mà các nhà khoa học vẫn gọi là tiểu dao động.
Khi chúng ta nhìn một vật gì đó ở cự ly rất gần và lâu, các cơ này sẽ càng bị kích thích nhiều. Mắt của chúng ta không thể nhìn cố định ở cùng một khoảng cách trong nhiều giờ liền, vì nếu như vậy các tiểu dao động sẽ bị rối loạn và do đó bạn sẽ bị mỏi mắt.

Làm thế nào để hạn chế bệnh mỏi mắt?

  • Trước tiên bạn cần đi khám bác sỹ nhãn khoa để xem bạn có các bệnh về mắt hay không (cận thị, viễn thị…).
  • Màn hình máy tính, vô tuyến… cần phải được để ở khoảng cách hợp lý và cân bằng.
  • Tập thể dục hàng ngày cho 2 mắt.
  • Nếu phải đeo kính, bạn nên chọn loại gọng kính và mắt kính nhẹ. Hiện nay trên thị trường có bạn rất nhiều loại kính chống khúc xạ, trong tia UV… rất có lợi cho mắt và có tác dụng chống mỏi mắt.
  • Chú ý tới độ sáng trong phòng làm việc và phòng xem vô tuyến, phòng đọc sách … ở nhà bạn.
  • Ghế và bàn làm việc phải có chiều cao tương ứng với chiều cao của bạn.
  • Không nên ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế. Hãy nghỉ 5 phút giữa giờ.
  • Khói thuốc hay máy điều hòa trong phòng làm việc cũng có thể làm bạn mỏi mắt. Hãy tránh xa chúng nếu có thể.

22/3/16

Tìm hiểu về bệnh cận thị

Cận thị là bệnh lý về khúc xạ ở mắt rất phổ biến hiện nay. Cận thị không những làm suy giảm, hạn chế thị lực mà còn ảnh hưởng không tốt đến mọi sinh hoạt thường ngày. Vậy nguyên nhân gây ra cận thị và dấu hiệu nhận biết cận thị là gì??

Cận thị là gì?

benh can thi la gi
Bệnh cận thị là gì

Khái niệm cận thị.

Cận thị (tên khoa học là Myopia) là một tật khúc xạ ở mắt. Người bị cận thị chỉ nhìn thấy rõ vật thể khi ở cự ly gần và không thể nhìn rõ vật thể ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Vật thể càng xa bao nhiêu thì người bị cận thị càng nhìn mờ bấy nhiêu.

Tính chất vật lý của tật khúc xạ cận thị:

Đối với người bình thường, hình ảnh của vật thể khi đi qua mắt, thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc ngay ở điểm vàng. Đối với người bị cận thị, hình ảnh của vật thể sẽ hội tụ ở trước võng mạc vì thế họ sẽ không nhìn rõ những vật ở xa.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do giác mạc và thủy tinh thể làm khúc xạ ánh sáng quá mạnh hoặc nhãn cầu của người cận thị dài hơn bình thường khiến võng mạc ở xa hơn tiêu điểm hội tụ ánh sáng.

Nguyên nhân cận thị:

Thói quen không tốt:

Đọc sách, xem tivi, sử dụng điện thoại, ngồi máy tính hoặc làm việc chăm chú trong 1 thời gian dài ở khoảng cách gần mà không đủ ánh sáng.
Mắt làm việc liên tục mà không được nghỉ ngơi thư giãn hợp lý.

Di truyền:

Do yếu tố di truyền từ bố mẹ. Bố mẹ bị cận thị nặng (trên 6 Diop) thì con cũng bị. Thường là do 1 vài đặc điểm khác biệt của nhãn cầu hoặc sự khác biệt về trao đổi chất

Thành nhãn cầu:

Thành nhãn cầu không ổn định, dài hơn người bình thường dẫn đến võng mạc nằm phía sau tiêu điểm hội tụ ảnh.

Cơ thể mi:

Cơ thể mi có tác dụng điều tiết thủy tinh thể để điều chỉnh ánh sáng, hình ảnh. Cơ thể mi yếu, kém phát triển dẫn đến khả năng điều tiết của thủy tinh thể kém dẫn đến ánh sáng, hình ảnh của vật thể không đến được điểm vàng.

Các dạng cận thị:

Cận thị do môi trường (cận thị khúc xạ):

  • Do giác mạc hoặc thủy tinh thể khúc xạ ánh sáng quá mạng dẫn đến hình ảnh của vật thể ở trước võng mạc không đúng điểm vàng.
  • Đây là dạng cận thị phổ biến, thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em đi học.
  • Thường có độ cận dưới 6 Diop và không có tổn thương xảy ra ở đáy mắt.
  • Tốc độ tăng độ cận thường chậm, phù thuộc vào lứa tuổi (càng nhỏ thì tốc độ tăng càng nhanh) và thường sẽ ổn định độ cận sau 3 đến 4 năm.

Cận thị do di truyền (cận thị trục):

  • Do nhãn cầu quá dài trong khi khả năng khúc xạ ánh sáng vẫn bình thường do đó hình ảnh đến đúng tiêu điểm hội tụ nhưng không đến được võng mạc và điểm vàng.
  • Đây là dạng cận thị do di truyền, thường xảy ra rất sớm
  • Thường có độ cận trên 7 Diop, thậm chí có thể lên tới 20, 30 Diop. Dễ bị thoái hóa, rách hoặc bong võng mạc gây tổn hại cho mắt thậm chí mù lòa.
  • Tốc độ tăng độ cận rất nhanh, thị lực giảm sút trông thấy.

Nhận biết dấu hiệu bị cận thị:

Vì cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi đến trường, nhiều nhất là từ 10 tuổi nên các bậc phụ huynh cần phải quan tâm chú ý tới các dấu hiệu cận thị sau ở trẻ:
  • Thường xuyên ngồi gần tivi hay cúi sát khi đọc sách.
  • Nheo mắt hay nghiêng đầu để nhìn bảng rõ hơn.
  • Thường phải chép bài của bạn do không nhìn rõ chữ trên bảng.
  • Nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt.
  • Dường như không ý thức các đối tượng từ xa.
  • Không nhìn rõ mọi vật ở khoảng cách trên 1m.
  • Nháy mắt quá mức.
  • Dụi, chà mắt thường xuyên.
Khi trẻ hoặc bạn có một trong những dấu hiệu trên nên lập tức đi gặp bác sỹ nhãn khoa để được đo thị lực và được bác sỹ tư vấn cụ thể.