23/3/16

Nguyên nhân và cách điệu trị nhức mỏi mắt

Hội chứng nhức mỏi mắt (DES) là khi mắt nhìn không rõ (lờ mờ), nhức và đỏ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng.

Biểu hiện và nguyên nhân gây bệnh nhức mỏi mắt

Trong lao động và sinh hoạt hằng ngày, nhiều khi chúng ta lâm vào tình trạng một hoặc cả hai mắt trở nên nhức mỏi, thậm chí xuất hiện cảm giác nhìn mọi vật không rõ.
  • Điều này đặc biệt hay xảy ra ở những người phải sử dụng thị giác nhiều trong công việc hàng ngày như:
  • Những người vốn dĩ có bệnh lý ở mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể. Bệnh cũng thường xảy ra ở người cao tuổi do hiện tượng lão suy.
  • Cuộc sống càng được hiện đại hóa, càng có nhiều người lớn và trẻ em mắc triệu chứng này. Càng nhìn gần và nhìn nhiều màn hình máy tính, vô tuyến… chúng ta càng có nguy cơ cao bị mỏi mắt.
Sinh viên và nhân viên văn phòng là những người dể bị chứng nhức mỏi mắt nhất
  • Nhân viên, học sinh tiếp xúc nhiều với máy tính, vô tuyến, kỹ thuật viên trong các phòng thí nghiệm, công nhân đứng máy, thư ký, nhà văn…
  • Những bệnh nhân bị nhức mỏi mắt thường có biểu hiện: Nhức mỏi mắt, chảy nước mắt hoặc nóng mắt, rát mắt. Cảm giác này thường tăng lên khi làm việc với máy tính hoặc xem vô tuyến, báo chí,… dưới ánh đèn. Những người bị mỏi mắt thường cảm thấy bệnh của mình nặng hơn vào mỗi tối, sau khi kết thúc một ngày làm việc.

Những yếu tố gây ra chứng mỏi mắt

Để có thể nhìn được rõ, mắt chúng ta phải tự điều chỉnh, cơ chế này giống như chức năng điều chỉnh trong máy ảnh. Các cơ mắt phải co bóp để làm thủy tinh thể lồi lên, do đó dẫn đến một số những cử động không nhìn thấy được mà các nhà khoa học vẫn gọi là tiểu dao động.
Khi chúng ta nhìn một vật gì đó ở cự ly rất gần và lâu, các cơ này sẽ càng bị kích thích nhiều. Mắt của chúng ta không thể nhìn cố định ở cùng một khoảng cách trong nhiều giờ liền, vì nếu như vậy các tiểu dao động sẽ bị rối loạn và do đó bạn sẽ bị mỏi mắt.

Làm thế nào để hạn chế bệnh mỏi mắt?

  • Trước tiên bạn cần đi khám bác sỹ nhãn khoa để xem bạn có các bệnh về mắt hay không (cận thị, viễn thị…).
  • Màn hình máy tính, vô tuyến… cần phải được để ở khoảng cách hợp lý và cân bằng.
  • Tập thể dục hàng ngày cho 2 mắt.
  • Nếu phải đeo kính, bạn nên chọn loại gọng kính và mắt kính nhẹ. Hiện nay trên thị trường có bạn rất nhiều loại kính chống khúc xạ, trong tia UV… rất có lợi cho mắt và có tác dụng chống mỏi mắt.
  • Chú ý tới độ sáng trong phòng làm việc và phòng xem vô tuyến, phòng đọc sách … ở nhà bạn.
  • Ghế và bàn làm việc phải có chiều cao tương ứng với chiều cao của bạn.
  • Không nên ngồi làm việc quá lâu ở một tư thế. Hãy nghỉ 5 phút giữa giờ.
  • Khói thuốc hay máy điều hòa trong phòng làm việc cũng có thể làm bạn mỏi mắt. Hãy tránh xa chúng nếu có thể.